Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 05 : 18
Năm 2024 : 624
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giáo dục đạo đức cho học sinh

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

 

1. Đặt vấn đề

     Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục(GD) luôn chú trọng việc GD toàn diện đức, trí, thể, mỹ dục cho học sinh ở tất cả các cấp học, đặc biệt coi trọng GD đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: "Đạo đức là cái gốc rất quan trọng",  “Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định”, “Người có đức mà không có tài thì  làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”.

      Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, hiện tượng suy thoái về đạo đức (ĐĐ), mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng trong một số thanh niên, HS (HS) làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đạo đức(GDĐĐ) trong các nhà trường. Việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng để tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS  là vấn đề có tính cấp thiết.

     Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày về thực trạng ĐĐ và GDĐĐ cho HS  ở các trường trung học phổ thông (THPT) huyện nơi tác giả công tác (Huyện X). Đồng thời, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp  nhằm tăng cường công tác GDĐĐ cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay.

 

2. Thực trạng đạo đức của  HS ở các trường THPT huyện X

          Trong những năm gần đây chất lượng GD toàn diện ở các trường THPT huyện X đã đạt được kết quả khả quan. Trong 5 năm qua (Từ 2004 - 2009), số HS có hạnh kiểm tốt ngày càng tăng. Đa số các em HS đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Bên cạnh những kết qủa đáng khích lệ trên, tỉ lệ HS  học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức ở các mức độ khác nhau cũng ngày càng tăng. Số liệu học sinh có các hành vi vi phạm ĐĐ ở các trường THPT huyện X trong 3 năm học gần đây (từ 2006 - 2008) được thể hiện ở bảng sau:

 

       STT

Hành vi

vi phạm ĐĐ

của HS

 

Năm học

2006-2007

Năm học

2007-2008

Năm học

2008-2009

Số HS

Vi phạm

Tỷ lệ        %

Số HS

Vi phạm

Tỷ lệ        %

Số HS

Vi

phạm

Tỷ lệ        %

1

Bỏ giờ, trốn học

25

0,28

52

0,54

67

0,67

2

Gian lận trong kiểm tra, thi cử

24

0.27

30

0,31

41

0,41

3

Gây gổ đánh nhau

30

0,33

37

0,38

45

0,45

4

Nói tục, chửi thề, chửi bậy

49

0,54

55

0,57

61

0,61

5

Uống rượu bia, hút thuốc lá

34

0,37

39

0,40

49

0,49

6

Chơi bài ăn tiền, xin đểu, trộm cắp vặt

13

0,14

17

0,18

20

0,20

7

Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô

37

0,41

47

0,49

51

0,51

8

Phá hoại của công, vi phạm an toàn giao thông

40

0,44

42

0,43

17

0,17

Tổng hợp

252

2.78

319

3.30

351

3.51

        Bảng 1: Hành vi vi phạm đạo đức của HS ở các trường THPT huyện X

Kết quả ở bảng trên cho thấy số HS vi phạm các chuẩn mực ĐĐ ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo ngại. Năm học 2006 - 2007 có 252 em vi phạm chiếm 2.78%, năm học 2007-2008 có 319 em vi phạm tỷ lệ 3.31%; năm học 2008 - 2009 có 351 em vi phạm chiếm tỷ lệ 3.51%. Số HS vị phạm kỷ luật nhiều nhất là bỏ giờ, trốn học, nói tục, chửi thề, chửi bậy và gây gỗ đánh nhau. Ngoài ra số HS vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, đánh bài ăn tiền, trộm cắp vặt, gian lận trong kiểm tra thi cử cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, các em thường xuyên bỏ giờ, trốn học đi chơi bi -a, chơi Game, la cà hàng quán, xem phim truyện kinh dị, bạo lực, học yếu, ham chơi nên bị các bạn bè xấu lôi kéo dễ dẫn đến vi các chuẩn mực đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật (trộm cắp, bị truy tố).

Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng HS gây gổ, đánh nhau càng nhiều, không chỉ có HS nam mà có cả HS nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm để đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng xã, phường... Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, côn... do ảnh hưởng của phim truyện, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để ra oai  “đại ca”. Số HS vi phạm nội quy trường lớp như uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến môi trường sư phạm.

3. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS THPT

Số HS yếu kém về đạo đức không nhiều so với tổng số HS ở huyện X, tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng không nhỏ, dễ lây lan trong những tập thể HS. Để tìm ra nguyên nhân trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 200 người (gồm giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, cha mẹ HS). Kết quả thể hiện ở bảng  sau:

STT

Các nguyên nhân

Số

ý kiến

Tỷ lệ %

Xếp bậc

1

Gia đình, XH buông lỏng GDĐĐ

174

87.0

2

2

Người lớn chưa gương mẫu

185

92.5

1

3

Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt chẽ

113

56.5

12

4

Nội dung GDĐĐ chưa thiết thực

88

44.0

15

5

Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi

141

70.5

7

6

Tác động tiêu cực của nền KTTT

155

77.5

5

7

Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm GDĐĐ

119

59.5

10

8

nh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông

136

68.0

8

9

Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng GD

168

84.0

3

10

Sự quản lý GDĐĐ của XH chưa đồng bộ

118

59.0

11

11

Phim ảnh, sách báo không lành mạnh

98

49.0

13

12

Nhiều đoàn thể XH chưa quan tâm đến GDĐĐ

124

62.0

9

13

Điều hành pháp luật chưa nghiêm

158

79.0

4

14

Tệ nạn XH

147

73.5

6

15

Đời sống khó khăn

97

48.5

14

Bảng 2: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của HS.

Kết quả ở bảng trên cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực về đạo đức HS; có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu:

* Nguyên nhân từ phía gia đình:  Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức (mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 1)  thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như : Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; Vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực: Vợ chồng - con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn nhau...; Có thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiện hút, rượi chè bê tha, cờ bạc,....; Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con cái v.v...

* Nguyên nhân từ phía nhà trường: Về phía Ban giám hiệu một số trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của HS để răn đe, ngăn chặn kịp thời; Năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN) còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu đi sát từng HS để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS; Một số giáo viên bộ môn chưa chú trọng việc thông qua "dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc GDĐĐ HS chỉ là việc của GVCN, của BGH nhà trường; Một số ít GV và thậm chí cả CBQL đôi lúc đôi nơi còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là “ Tấm gương sáng để HS noi theo”; Việc áp dụng các phương pháp GD nói chung và GD đạo đức nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc: xem nhẹ yếu tố thuyết phục, cưỡng bức HS theo số đông, thiếu tôn trọng nhân cách HS, thô bạo trong đối xử với HS, tách việc GD HS có vi phạm các chuẩn mực đạo đức với việc GD đạo đức của cả tập thể HS....

* Nguyên nhân từ phía xã hội:

- Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ, biện chứng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận HS chối bỏ quyền được học của mình, bởi thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm bảo vệ một cách đầy đủ: (Có bằng cấp loại ưu hẳn hoi mà vẫn không tìm được  một việc làm phù hợp).

- Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của  đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xoá mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, ...Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít HS sa ngã.

- Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo HS vào các điểm giải trí như: Bi-a, Game, chat,...nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

          *  Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh: đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi HS trung học phổ thông: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…Điều này  tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em,  cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần.

          * Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng GD

 - Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng trong một số trường THPT hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với Nhà trường trong GDĐĐ HS chưa tốt.

- Sự phối hợp giữa các nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa tốt: một số HS vi phạm pháp luật có lúc đã trở thành “quả bóng” đá từ “sân” trường THPT sang “sân” Công an, chính quyền địa phương và ngược lại.

Khi tìm hiểu các nguyên nhân nói trên, chúng ta thấy mấu chốt của vấn đề GDĐĐ HS là người quản lý trường THPT phải xây đựng được mối quan hệ khăng khít giữa Nhà trường, gia đình, và các tổ chức xã hội.

 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng  GDĐĐ cho HS THPT

Xuất phát từ thực trạng và các nguyên nhân đã nêu, căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ của bậc học THPT trong giai đoạn hiện nay, dưới góc độ của người làm công tác quản lý nhà trường, chúng tôi đề xuất một số giải pháp tăng cường GDĐĐ cho HS  ở các trường THPT huyện X nói riêng và  các trường THPT nói chung.

          4.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV-CNV về GDĐĐ cho HS

          Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng GDĐĐ HS và GD toàn diện của nhà trường.

             Phải làm cho toàn thể CBGV-CNV thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết  của công tác GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lượng GD toàn diện của nhà trường nói chung.

            - Đối với cán bộ quản lý (BGH, các tổ trưởng): Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ GD - ĐT, chỉ thị của Sở GD - ĐT  về công tác GDĐĐ cho HS THPT .

          - Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GDĐĐ cho HS.

          - Đối với GV bộ môn : Nâng cao ý thức trách nhiệm GDĐĐ cho HS thông qua bài giảng trên lớp và lối sống mẫu mực của người thầy.

          - Đối với GVCN lớp: Là người trực tiếp GDĐĐ HS, có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách HS, GVCN phải là người có đủ đức, đủ tài thay mặt Hiệu trưởng quản lý HS một lớp học. Vì vậy GVCN phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu  GD THPT và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp GDĐĐ HS và hết lòng chăm lo GD thế hệ trẻ.

        Muốn vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị quán triệt để xác định việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả CBGV-CNV trong nhà trường. Công Đoàn kết hợp với chính quyền tuyên truyền vận động CBGV tham gia tích cực công tác GDĐĐ HS. Phát động phong trào thi đua xuyên suốt năm học:” Tất cả vì HS thân yêu”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” ; “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương -Trách nhiệm ”.

          4.2.  Kế hoạch hoá công tác quản  lý GDĐĐ cho HS

        Khi xây dựng được kế hoạch chung - Kế hoạch GD toàn diện của nhà trường cần xây dựng kế hoạch riêng cho công tác GDĐĐ một cách cụ thể theo từng học kỳ, từng tháng, từng chủ điểm trong năm học. Bản kế hoạch phải được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao. Nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, các biện pháp, hình thức GDĐĐ, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia GDĐĐ cho HS theo từng thời gian cụ thể trong năm học.       

     Nhà trường cần thành lập Ban chỉ đạo (Ban Đức Dục) do đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, và các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, đại diện Hội cha mẹ HS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài trường để GDĐĐ HS.

          4.3. Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý GDĐĐ cho HS

          Kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục trong năm học. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chặt chẽ, kịp thời, phù hợp với mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra và đạt hiệu quả cao. Bộ máy quản lý hoạt động GDĐĐ của nhà trường phải được vận hành thường xuyên, liên tục thành nề nếp.

          Ban chỉ đạo GDĐĐ của nhà  trường, đứng đầu là Hiệu trưởng, hoặc Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS.

          Ban giám hiệu trực tiếp kết hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tập thể CBGV-CNV, các tổ trưởng chuyên môn... họp bàn thống nhất phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch, kèm theo các văn bản hướng dẫn cụ thể chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học, học kỳ, tháng, tuần. Sự phối hợp này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng thành viên của nhà trường trong công tác GDĐĐ HS . Đặc biệt phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên hoạt động, rèn luyện thói quen, hành vi ĐĐ cho HS. BGH thường xuyên kiểm tra để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý, phù hợp với thực tế.

          Đối với các tổ chức ngoài nhà trường: BGH họp bàn thống nhất kế hoạch hoạt động của nhà trường, thông báo chương trình hành động đến từng người, từng bộ phận có liên quan: Uỷ ban nhân dân xã, Công an huyện, Phụ huynh HS và các đoàn thể địa phương như Hội khuyến học, Mặt trận Tổ quốc, huyện Đoàn, xã Đoàn, hội phụ nữ... tổ chức cho HS cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và các tệ nạn XH, xây dựng mô hình nhà trường không có ma tuý, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế thi cử...

        Hàng tháng, quý, học kỳ, họp giao ban để kiểm điểm rút kinh nghiệm kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, động viên, khích lệ bằng hình thức tuyên dương, khen thưởng các tổ chức cá nhân thực hiện kế hoạch đạt chất lượng cao. Đồng thời có biện pháp điều chỉnh kịp thời những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

      4.4. Bồi dưỡng và phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

          GVCN đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển và lãnh đạo quá trình hình thành nhân cách con người mới ở HS, phù hợp với mục tiêu GD phổ thông nói chung, mục tiêu mỗi cấp học nói riêng. GVCN thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động GD của một lớp. GVCN trực tiếp GD HS, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nhân cách HS. GVCN phải có tâm, đức, tài, trí, có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý HS, hoàn cảnh HS, để từ đó có biện pháp GD phù hợp, có hiệu quả.

         Qua thực tiễn khảo sát thực trạng, chúng tôi thấy không ít GVCN không làm tốt công tác GDĐĐ cho HS vì bản thân có nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm công tác. Vì vậy việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT. Vì vậy, phải lựa chọn đúng, bồi dưỡng tốt nhằm xây dựng được một đội ngũ GVCN giỏi có phẩm chất ĐĐ, chuyên môn vững vàng, nhân cách hoàn thiện, có tâm huyết với nghề, thương yêu HS, có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, có kiến thức hoạt động và những kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học GD vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình GDĐĐ HS.

          Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở GVCN về công tác GDĐĐ HS, có chế độ khen thưởng, động viên thầy cô làm công tác chủ nhiệm giỏi, GDĐĐ tốt và phê bình nhắc nhở những thầy cô chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    4.5. Xây dựng tập thể HS tự quản tốt    

         Xây dựng tập thể HS tự quản tốt là một biện pháp vô cùng quan trọng trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ HS. Một tập thể HS tự quản tốt là tập thể HS vững  mạnh, có truyền thống tốt, có dư luận tích cực, sẽ tiếp nhận một cách chủ động sáng tạo những ảnh hưởng bên ngoài tập thể, gạt bỏ những tiêu cực làm cho bầu không khí tập thể trong sáng, lành mạnh. Ngược lại một tập thể HS yếu kém, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật, tự quản yếu thì những tiêu cực bên ngoài xâm nhập một cách dễ dàng và ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách HS.

          Cần xây dựng được những tập thể HS có ý thức tự quản tốt, các em tự giác thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực học tập rèn luyện, biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Các em biết tự phê và phê phán những thói hư tật xấu, những lối sống tiêu cực để phòng tránh những tệ nạn XH, biết sống có trách nhiệm với tập thể, với bản thân, gia đình và XH. Tập thể HS tự quản do ban cán bộ lớp và ban chấp hành chi Đoàn phối hợp lãnh đạo tổ chức các hoạt động phong phú của tập thể. Nhằm liên kết các em HS trong lớp, trong trường thành một tập thể phát triển toàn diện, hoàn thiện. Xây dựng cho HS thói quen làm chủ tập thể, làm chủ bản thân. Biến quá trình GD thành quá trình tự GD.

      GVCN cần kết hợp với Đoàn trường xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, tiêu chuẩn của một tập thể HS tự quản tốt. Trên cơ sở đó giúp HS hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong tập thể, biết tự quản trong mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi; rèn luyện trong giờ chính khoá cũng như trong hoạt động ngoài giờ lên lớp. HS biết chủ động, tự quyết, sáng tạo, giải quyết các tình huống nảy sinh, tự điều chỉnh hoạt động của tập thể lớp, tự biết điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục đích chung đề ra, để đạt hiệu quả cao.

         Dựa vào các văn bản, chỉ thị và nhiệm vụ năm học của Bộ GD - ĐT; Sở GD - ĐT, dựa vào kế hoạch hoạt động của TW Đoàn, Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn, dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng và Bí thư Đoàn trường phối hợp lập  kế hoạch cụ thể mang tính pháp chế, tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi, qui định rõ mục tiêu phấn đấu, nội dung, tiêu chí của một tập thể HS tự quản. Đoàn Thanh niên kết hợp với GVCN xây dựng tập thể HS tự quản, các lớp có bảng đăng ký thi đua xây dựng tập thể HS tự quản tốt với Đoàn trường. GVCN trực tiếp xây dựng lớp chủ nhiệm thành tập thể HS tự quản tốt.

    4.6. Đa dạng hoá các hoạt động ngoài giờ lên lớp

          Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp là một hoạt động GD cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách HS. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt nhiều mục tiêu GD, trong đó quan trọng nhất là nhằm GD tư tưởng đạo đức, phẩm chất, nhân cách HS. Nó có khả năng GD to lớn: Làm nảy sinh năng lực, phẩm chất, tình cảm mới, làm phát triển năng lực thiên hướng phẩm chất tốt đẹp ở mỗi con người. Chỉ thông qua hoạt động giao tiếp các hành vi đạo đức có điều kiện hình thành và củng cố. Đây là hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, nên không thể áp đặt, rập khuôn, máy móc; cho nên nhà trường cần chú ý đến nguyện vọng, sở trường, hứng thú của HS để hoạt động thật sinh động, hấp dẫn, phục vụ nội dung GDĐĐ. Muốn đáp ứng yêu cầu trên thì nội dung và hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý HS để đem lại hiệu quả GD. Hiệu quả ấy có thể nhìn thấy trước mắt, nhưng cũng có thể mang lại lợi ích cho tương lai, góp phần vào sự nghiệp “ trồng người ”

       Hiệu trưởng nhà trường phải căn cứ vào Luật GD và những chỉ thị của Bộ GD, các cấp lãnh đạo để đề ra những biện pháp thích hợp hướng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào mục tiêu thực hiện chức năng GD: Chủ yếu “ dạy người” bao hàm nội dung tư tưởng đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, những phẩm chất của người lao động. Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào những hướng dẫn của Bộ; Sở GD - ĐT về hoạt động ngoài giờ lên lớp, đề ra kế hoạch cho sát thực tiễn, cần chọn lọc các hoạt động phù hợp. Xác định chủ điểm cho từng thời gian, có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học, thậm chí có kế hoạch dài hạn nhiều năm (3 năm học THPT: trồng cây xanh, xây dựng môi trường...). Các hoạt động phải phong phú đa dạng, nhằm thu hút, hấp dẫn HS tham gia tích cực,. Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp phải chỉ đạo thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đã đề ra.

          4.7. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình - nhà trường và xã hội. mỗi môi trường dù lớn hay nhỏ đều diễn ra quá trình GD, giáo dưỡng con người. Trong đó nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt - nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về GD, có vai trò chủ đạo trong công tác GD thế hệ trẻ. Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của HS không thể thiếu sự kết hợp GD giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Sự phối hợp thống nhất GD giữa nhà trường - gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền GD XHCN. Sự phối hợp nầy tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ HS.

Một số nội dung cần quan tâm thực hiện:

- Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà Nước đã đề ra. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức GDĐĐ HS. Nhà trường chủ động chỉ cho các bậc cha mẹ HS những khả năng, ưu thế của GD gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”. Gia đình tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển GD toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em, gia đình cùng nhà trường phối hợp cùng nâng cao hiệu quả GD.

- Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và GD HS: nắm tình hình HS, những nguồn thông tin tin cậy nơi HS cư trú, từ đó giúp giáo viên đánh giá đúng HS và tìm ra những biện pháp giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng GD truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình yêu quê hương đất nước, qua đó các em không những được GD về tình cảm đạo đức, thẩm mỹ mà còn phát triển về mặt thể chất. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường - gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ HS. Đẩy mạnh xã hội hóa GD, tạo động lực mạnh mẽ, điều kiện thuận lợi cho hệ thống nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu GD - ĐT thế hệ trẻ.

         - Đầu năm nhà trường chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện của các tổ chức nhà trường, hội cha mẹ HS và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối hợp GDĐĐ cho HS. Bầu ra ban chỉ đạo có từ 5 đến 7 thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho hội cha mẹ HS và các tổ chức chính trị - xã hội do hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để GDĐĐ HS.

- Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường - gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình GDĐĐ HS, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS THPT. BGH họp bàn thống nhất việc chỉ đạo kế hoạch GD GDĐĐ HS với uỷ ban nhân dân xã, công an các cấp, các cơ quan đoàn thể.

        - Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ HS THPT.

- BGH phối hợp với phường, xã nơi cư trú để tổ chức tốt việc rèn luyện hè cho HS hạnh kiểm yếu, không khoán trắng việc GDĐĐ số HS này cho địa phương và gia đình trong dịp hè.

          4.8. ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý GDĐĐ cho HS

Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. ng dụng công nghệ thông tin trong QLGD nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người CBQLGD, thúc đẩy đổi mới GD.

ng dụng công nghệ thông tin trong GDĐĐ cho HS THPT góp phần nâng cao hiệu quả GD. Một số nội dung, hình thức GDĐĐ cho HS THPT sẽ được thực hiện tốt hơn nhờ có ứng dụng CNTT như:

- Sử dụng phần mềm Microsoft office Power point để trình chiếu các nội dung GDĐĐ trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Sử dụng phần mềm Microsoft Visual Foxpro để quản lý hồ sơ HS.

- Sử dụng mạng Internet, mở hộp thư điện tử để tiếp nhận và xử lý đơn thư tố giác của HS về những hiện tượng vi phạm của HS ngoài nhà trường.

- Lập diễn đàn (Forum) trên mạng cho HS thảo luận về các vấn đề đạo đức và nhân cách hiện nay, qua đó nắm bắt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của HS…

   Tóm lại, GDĐĐ có một vị trí quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác GD ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng. Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, mà nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng, nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục./.

 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 2516/CT-BGD ĐT, ngày 18/5/2007 về việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong ngành giáo dục.

2. Giáo trình phần III, Quyển 1 (2003), Quản lý GD&ĐT, Trường CBQL Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.

3. Hồ Chí Minh (1983), Về đạo đức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

4. Vũ Trọng Dung (2005),  Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip